Hiện chưa có sản phẩm
TỔNG TIỀN: 0₫
Xem giỏ hàng Thanh toán

Một số thắc mắc và lưu ý khi sử dụng kính áp tròng

Ngày: 22/08/2017 lúc 16:52PM

Q: Có thể đeo kính áp tròng khi chơi thể thao không?

A: Đáp án là có bạn nhé. Bên cạnh công dụng làm đẹp thì kính áp tròng còn là một sự tiện lợi cho những ai hay tham gia các môn vận động. Nhiều môn thể thao đòi hỏi người chơi phải có thị lực tốt, như: đá bóng, chạy bộ, leo núi, đua xe... Nếu đeo kính gọng lúc vận động dễ bị tuột, rớt; dễ bám mồ hôi, nước gây mờ kính, thậm chí có thể gãy, vỡ do va chạm mạnh, đủ loại nguyên nhân khiến cho việc đeo kính gọng trở nên bất tiện. Vì thế, lúc vận động nên đeo kính áp tròng, vừa đơn giản, an toàn lại tiện lợi. Tầm nhìn rõ ràng có thể giúp bạn nâng cao thành tích thi đấu.

Q: Tại sao cặp lens mình mới mua, mà khi đeo lên vẫn thấy mờ?

A: Kính áp tròng Eye Secret trước khi xuất xưởng đều được đưa qua hệ thống kiểm tra hoàn toàn tự động bằng máy móc, do đó xét về lý thuyết thì bề mặt miếng kính mới mở ra đều hoàn toàn sạch sẽ. Nên việc bị mờ có thể là do trước khi chạm vào miếng kính bạn chưa rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và lau khô, khiến chất bẩn trên ngón tay dính vào miếng kính. Nếu gặp trường hợp này, trước hết phải rửa kỹ lại hai bàn tay bằng xà phòng, sau đó tháo kính ra dùng dung dịch ngâm giội rửa thật sạch rồi đeo lên lại xem đã rõ chưa. Ngoài ra, cũng nên dùng khăn giấy lau sạch mặt, nhất là vùng da quanh mắt để hạn chế bụi bẩn bám vào tay lúc đeo và dính vào miếng kính.

Q: Vì sao cùng 1 loại kính nhưng có người mang thấy dễ chịu, có người lại thấy khó chịu?

A: Đường cong nhãn cầu của mỗi người đều khác nhau, và mỗi nhãn hiệu kính áp tròng đều được thiết kế với bán kính cong (BC) không giống nhau,  dẫn đến việc cùng 1 loại kính nhưng mỗi người khi đeo sẽ có cảm nhận khác nhau. Kính áp tròng Eye Secret có bán kính cong 8.6mm, phù hợp với phần lớn người châu Á, song vẫn có 1 số ít người có đường cong nhãn cầu đặc biệt, dẫn đến việc đeo lên không thoải mái.

BẠN CẦN PHẢI TUYỆT ĐỐI CẨN TRỌNG KHI DÙNG LENS, VÀ TUYỆT ĐỐI, KHI ĐÃ DÙNG LENS RỒI, THÌ KHÔNG NÊN TIẾC TIỀN BỎ RA ĐỂ CHĂM VÀ GIỮ CHÚNG, VÌ CHÚNG CỰC KÌ QUAN TRỌNG !

Nguyên nhân chung cho tất cả những căn bệnh về việc dùng lens đều do những điều sau:

 

  1. Vệ sinh lens kém: Cần rửa và ngâm cẩn thận sau mỗi lần đeo bằng dung dịch chuyên dụng
  2. Lạm dụng và đeo lens quá thường xuyên: Một tuần chỉ nên đeo lens 5-6 ngày và cho mắt nghỉ ngơi 1-2 ngày nhé
  3. Đeo chung lens với người khác: Rất dễ bị lây nhiễm các bệnh về mắt
  4. Đeo lens quá thời hạn cho phép trong ngày: Mắt cũng cần được thở, do đó chỉ đeo lens 10-12 tiếng mỗi ngày thôi bạn nhé
  5. Không dùng nước nhỏ, nước ngâm khi sử dụng lens: Nếu mắt bạn thuộc dạng khô thì cần chuẩn bị nước nhỏ mắt loại chuyên dùng cho kính áp tròng, và nhớ chuẩn bị dung dịch ngâm để rửa và ngâm lens nhé.
  6. Tự ý sử dụng nước muối, hay các nước rửa khác thay cho các dung dịch bảo quản chuyên dụng
  7. Không đeo kèm kính gọng bảo vệ mắt khi đeo lens ra ngoài đường: Bụi bám lên miếng lens dễ gây cộm, xót cho người đeo lens
  8. Không rửa tay trước khi chạm vào miếng lens.
  9. Để lens tiếp xúc với các loại nước thông thường: nước mưa, nước máy,…
  10. Không thay khay đựng, và vệ sinh khay đựng
  11. Dùng quá hạn sử dụng của dung dịch bảo quản kính và thuốc nhỏ mắt

Q: LÀM SAO ĐỂ BIẾT MẮT MÌNH ĐEO HỢP LOẠI GIÃN HAY ÁP TRÒNG NÀO?

A: Các nàng có thể inbox người bán hàng kinh nghiệm để được họ tư vấn cụ thể về độ giãn phù hợp. Hoặc không để tự giữ an toàn có thể chọn những cỡ giãn nhẹ, vừa phải. Nếu mắt nhỏ, ta không nên cố dùng giãn lớn nhất, vì sẽ phản tác dụng hoàn toàn cả về thẩm mĩ lần chất lượng:

+ Kích cỡ quá to so với mắt nhỏ, sẽ làm mắt bạn trông khá giả, không thật và không đẹp.

+ Kích cỡ quá to sẽ làm mắt bị kích thích, khi đeo có cảm giác cồm cộm ở viền kính ( cảm giác này khác với cảm giác bị cộm do kính lỗi) , nếu vẫn có gắng tiếp tục sẽ gây ra xước hay sưng vùng mí mắt trong, và các bệnh nặng hơn.

Q: TẠI SAO CẦN PHẢI DÙNG THUỐC NHỎ MẮT VÀ TẠI SAO KHÔNG NÊN ĐEO LENS QUÁ LÂU?

- 85% lượng oxy cung cấp cho mắt được cung cấp thông qua quá trình trao đổi ở giác mạc. Nhưng khi đeo kính áp tròng, quá trình trao đổi oxy bị hạn chế, dẫn đến tình trạng khô mắt do thiếu oxy. Nếu mắt bị thiếu oxy nghiêm trọng, có thể dẫn tới loét giác mạc và có tỉ lệ mù lòa cao

- Nước nhỏ mắt có thành phần nước mắt nhân tạo, nên nó cung cấp độ ẩm cho mắt, thực hiện 1 phần nhiệm vụ trao đổi oxi, vì vậy thiếu nó, quang trọng giống nhứ việc bạn bịt mũi lại không cho mình thở vậy !

- Nếu các nàng chưa tin là mắt có khả năng thiếu oxy hoặc chưa thấy hiện tượng khô mắt, thì hãy đeo thử những dòng lens độ ngậm nước 42% trở lên tầm 10h và không kèm nhỏ mắt, sẽ thấy ngay dấu hiệu mờ cùng mỏi mắt.

Xử trí các biến cố do đeo kính áp tròng

- Đau rát khi mang kính: Nguyên nhân là mang kính sai kích cỡ, có dị vật lọt vào mắt, kính bị hỏng, xước giác mạc, các viêm nhiễm tại giác mạc... Cần đến gặp bác sĩ ngay.

- Nhìn mờ khi đeo kính: Nguyên nhân là kính quá chật hoặc quá lỏng, đeo kính không đúng số, tích tụ nhầy nhớt tại kính, có thể do bệnh nhân có thêm những vấn đề khác ở mắt. Cần vệ sinh kính bằng dịch khử protein hoặc đến khám bác sĩ nếu cần thiết.

- Cảm giác bỏng rát, ngứa ngáy khi mang kính: Do lạm dụng việc đeo kính áp tròng (đeo quá giờ quy định), giảm chất lượng và số lượng nước mắt, viêm kết mạc có nhú gai khổng lồ, không dung nạp được kính, dị ứng với hóa chất trong các dung dịch. Cần tháo kính và đi bác sĩ ngay.

- Không thể tháo được kính: Do sử dụng kính không phù hợp, thao tác sai khi tháo kính hoặc kính đã rơi ra ngoài mắt nhưng còn nằm lẫn ở mi trên. Cách xử trí là: Đứng trước gương, dùng các loại dịch nhỏ mắt để làm kính nổi lên hoặc trở về vị trí cũ trên giác mạc, sau đó dùng ngón tay nhẹ nhàng tháo kính ra. Nếu các thao tác trên vẫn thất bại thì bạn phải đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ.

Ở Việt Nam, do điều kiện vệ sinh, môi trường, nước sinh hoạt còn ở mức thấp nên khả năng viêm nhiễm mắt ở bệnh nhân đeo kính áp tròng là rất lớn. Vì vậy, đeo kính áp tròng không phải là một giải pháp tối ưu.

Kính áp tròng Eye Secret
BÌNH LUẬN
Danh mục blog
Bài viết mới

ĐỐI TÁC BÁN HÀNG