Hiện chưa có sản phẩm
TỔNG TIỀN: 0₫
Xem giỏ hàng Thanh toán

Cùng Eye Secret đọc kết quả kiểm tra thị lực và chọn độ cận cho kính áp tròng nào!

I. Cách đọc kết quả kiểm tra thị lực:

Ngày nay việc đo mắt đều được tiến hành bằng các máy móc hiện đại, kết quả kiểm tra thị lực thường chứa nhiều ký hiệu chuyên môn khiến người tiêu dùng đau đầu, không biết thị lực thực tế của mình là bao nhiêu.

Do đó, dưới đây Eye Secret sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu các thông số trên phiếu kết quả để đọc được độ cận/viễn chính xác nhé!

  1. VD: Khoảng cách từ tròng kính đến đồng tử khi đeo kính, đơn vị tính: milimet. 
  2. R (Right) hoặc OD: Kết quả đo thị lực mắt phải
  3. L (Left) hoặc OS: Kết quả đo thị lực mắt trái
  4. S / SPH / Sphere / Cầu: Số độ của tròng kính, dấu "-" là bạn bị cận thị, "+" là viễn thị
  5. C / CYL / Cylinder / Trụ: Số độ loạn thị
  6. A / AX / Axis / Trục: Hướng trục loạn thị, tương ứng với độ loạn thị, bạn không cần quan tâm đến con số này nhé.
  7. Kết quả thường được đo nhiều lần, rồi lấy con số trung bình (AVG) làm căn cứ xác định độ cận
  8. S.E: Số độ kính kiến nghị sử dụng, những bạn cần đeo kính áp tròng có thể mua kính áp tròng theo độ này
  9. PD: Khoảng cách giữa hai đồng tử, đơn vị tính: milimet

Thông thường, quá trình kiểm tra thị lực sẽ tiến hành thông qua hai bước, gồm 'Đo mắt bằng máy điện tử' và 'Đo mắt bằng cách lắp kính mẫu'.

  • Đo mắt bằng máy điện tử:

Dùng máy để đánh giá tình trạng mắt, dựa trên bảng kết quả mà chúng ta vừa phân tích bên trên, sẽ có kết quả cụ thể về độ cận, viễn, loạn... của mắt, nhưng đây chỉ là số liệu trên lý thuyết, chưa đủ để phản ánh thị lực thực tế của mắt.

Ví dụ, với hình chụp dưới đây, chúng ta có thể xác định tình trạng mắt của bạn này như sau:


Mắt phải: cận -3.25, loạn -1.50 độ, trục loạn 171

=> Độ kính kiến nghị -4.00

Mắt trái: cận -5.50, loạn 1.00, trục 176 độ

=> Độ kính kiến nghị -6.00

  • Đo mắt bằng cách lắp kính mẫu: 

Tuy nhiên, kết quả đo bằng máy điện tử chỉ là số liệu lấy làm căn cứ, chứ không thể hiện chính xác độ cận của bạn, do trong quá trình đo có thể xảy ra sai sót như tư thế đặt mắt không đúng, nước mắt, gỉ mắt tạo thành thấu kính trước con ngươi gây sai lệch kết quả... Do đó cần tiến hành bước tiếp theo là gắn miếng kính mẫu vào đeo thử.

Với cách kiểm tra này, chúng ta có thể biết chính xác độ cận/viễn, độ loạn cũng như trục loạn của mắt, ngoài ra còn biết được độ kính thích hợp để đạt được thị lực tốt nhất

Do đó, cách chính xác nhất để biết được độ cận/viễn thực tế của mắt là kiểm tra độ của tròng kính mà khi bạn đeo mắt thấy thoải mái nhất, nhìn rõ nhất.

II. Cách chọn độ cận cho kính áp tròng:

Kính áp tròng ngoại trừ dùng để làm đẹp ra, còn có một công dụng rất quan trọng nữa là điều chỉnh tật cận thị. Do khi đeo kính gọng, giữa thấu kính và tròng mắt có một khoảng cách nhất định, còn kính áp tròng đeo sát vào mắt, nên sẽ không còn hiệu ứng khoảng cách này nữa.

Vì thế, khi chọn kính áp tròng, chúng ta phải điều chỉnh lại độ cận để tránh bị mỏi mắt khi đeo. Muốn biết chính xác độ cận mình sẽ chọn cho kính áp tròng, mời các bạn tham khảo hình bên dưới nhé.


Còn với các bạn vừa cận vừa loạn thì thế nào?

Nếu độ loạn thị của bạn không quá 2 độ, thì bạn sẽ cộng thêm một nửa số độ loạn thị vào độ cận của kính áp tròng mà bạn định chọn. Kết quả sau cùng mới là số độ cận chính xác mà bạn nên chọn cho kính áp tròng của mình đấy.

Ví dụ:

Như kết quả phân tích bên trên, trong trường hợp độ kính mà bạn này đeo đúng với kết quả đo mắt trên phiếu, bạn này sẽ đeo kính áp tròng với độ cận như sau:

  • Mắt phải: Cận -3.25, loạn -1.50 độ, vậy kính áp tròng mà bạn chọn sẽ có độ cận = -3.25 - (-0.25) + (-1.50÷2) = -3.75
  • Mắt trái: Cận -5.50, loạn 1.00, vậy kính áp tròng mà bạn chọn sẽ có độ cận = -5.50 - (-0.50) + (-1.00÷2) = -5.50

***Với kính áp tròng Eye Secret, bạn có thể mua lệch độ với tất cả các dòng trừ kính màu 1 ngày (đóng gói theo cặp) nhé! 


zz

ĐỐI TÁC BÁN HÀNG