Hiện chưa có sản phẩm
TỔNG TIỀN: 0₫
Xem giỏ hàng Thanh toán

Những điều cần lưu ý khi lần đầu dùng kính áp tròng

Ngày: 21/09/2017 lúc 11:13AM

Những điều cần lưu ý khi lần đầu đeo kính áp tròng

1/ Trước khi bắt đầu đeo phải khám bác sĩ để đảm bảo mắt không mắc các loại bệnh như đau mắt hột, mắt đỏ... hoặc bị dị ứng/kích ứng khi đeo kính áp tròng. Nếu có bệnh về mắt phải đợi trị hết rồi mới đeo.

2/ Phải chọn loại kính thích hợp: bề mặt trơn nhẵn, sạch sẽ, bán kính cong phù hợp...

3/ Giữ vệ sinh cho kính áp tròng, tránh để nhiễm khuẩn, bảo quản trong dung dịch ngâm kính, trước khi đeo phải chà rửa vệ sinh lại lần nữa. Trên lý thuyết ai cũng biết phải giữ gìn vệ sinh kính áp tròng cẩn thận, song phần lớn người sử dụng đều bận rộn, ít ai chịu dành thời gian để vệ sinh kính đúng cách nên dễ gây nhiễm trùng.

4/ Những người mắc bệnh mãn tính như tăng nhãn áp, viêm kết mạc, viêm giác mạc... không được đeo kính áp tròng.


Khi đeo kính áp tròng nhất thiết phải chú trọng giữ vệ sinh cho kính, rất nhiều người vì không khử trùng đúng cách khiến giác mạc bị viêm nhiễm. Hơn nữa nếu kính áp tròng không sạch sẽ, sẽ khiến mắt thiếu dưỡng khí.

Do kính áp tròng tiếp xúc trực tiếp với giác mạc, mỗi lần chớp mắt sẽ ma sát với mi mắt và nhãn cầu, hơn nữa kính áp tròng ngăn cản giác mạc trực tiếp lấy oxy từ không khí, nên nếu đeo kính áp tròng liên tục trong thời gian dài, sẽ khiến mắt bị thiếu oxy, dẫn đến giác mạc phù thũng, viêm loét giác mạc.


Khi trang điểm cần chú ý: đeo kính áp tròng xong rồi mới trang điểm. Khi kẻ mắt, chuốc mascara tránh để mỹ phẩm lem vào trong mắt, không đánh các loại phấn dễ bay lên mặt, khi dùng các sản phẩm dạng xịt chú ý không để quá gần mắt và phải nhắm mắt lại.


Những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính nên thường xuyên chớp mắt để đảm bảo mắt luôn được dưỡng ẩm, ngoài ra cố gắng cho mắt nghỉ ngơi đều đặn sau mỗi tiếng làm việc bằng cách nhìn ra xa 5 phút.


Hiện nay giới học sinh cấp 1, 2 có rất nhiều em thích đeo kính áp tròng, song đối tượng này lại được các chuyên gia khuyên rằng không nên đeo, bởi vì các em đang trong giai đoạn dậy thì, trục nhìn chưa định hình, nếu đeo kính áp tròng một thời gian dài vào thời gian này, rất dễ xảy ra tác dụng phụ như khiến giác mạc thiếu oxy. Nếu bán kính cong của kính không phù hợp với giác mạc còn có thể gây mòn mống mắt, nếu nghiêm trọng còn có thể gây viêm loét, thậm chí là thủng giác mạc. Do đó trừ những trường hợp đặc thù, thì học sinh cấp 1, cấp 2 chỉ nên đeo kính gọng mà thôi.


Những người trên 40 tuổi nên thận trọng khi đeo kính áp tròng, bởi từ sau độ tuổi này mắt bắt đầu có dấu hiệu lão hóa, sức đề kháng cục bộ của mắt giảm xuống, đặc biệt là khả năng chịu đựng khi thiếu dưỡng khí của mắt cũng giảm, nên người ở độ tuổi 40-60 chỉ nên đeo kính trong thời gian ngắn, ngoài 60 tuổi thì tốt nhất không nên đeo.


Những thời điểm nên cho kính áp tròng "nghỉ ngơi"

Các bạn nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai tốt nhất không nên đeo, bởi vì ở khoảng thời gian trước và trong kỳ kinh, nhãn áp sẽ tăng cao hơn bình thường, khu vực xung quanh nhãn cầu dễ bị tụ máu, triệu chứng này đặc biệt nghiêm trọng ở người mắc chứng thống kinh, nên lúc này nếu đeo kính áp tròng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho mắt. Còn với phụ nữ mang thai, các hormone trong cơ thể có thay đổi, nên dễ bị khô mắt, da mắt bị sưng phù, giác mạc dày lên, nhất là trong ba tháng cuối của thai kỳ, do giác mạc vốn chứa nhiều hơi nước, nên hiện tượng dày lên sẽ càng rõ rệt, nếu đeo loại kính áp tròng bình thường vẫn đeo sẽ gây khó chịu. Khuyến cáo thai phụ có triệu chứng ốm nghén tuyệt đối không nên đeo kính áp tròng.

Khi bị cảm cũng không nên đeo kính áp tròng. Do môi trường trên bề mặt nhãn cầu được quyết định bởi các yếu tố sau: nước mắt có đủ không, dưỡng khí có đủ không, mắt có mắc chứng bệnh gì không, khi đeo kính áp tròng lên sẽ làm thay đổi môi trường trên bề mặt nhãn cầu, khi cảm mạo sẽ dễ gây ra các chứng bội nhiễm. Ngoài ra, tay của người cảm mạo thường có nhiều vi trùng hơn bình thường, khi đeo kính áp tròng vi khuẩn từ tay sẽ xâm nhập vào mắt dễ hơn. Ngoài ra trong các loại thuốc trị cảm mạo, trị ho hoặc giảm đau thường có thành phần ức chế nước mắt, khiến mắt bị khô hơn bình thường, tầm nhìn mờ đục hơn, ảnh hưởng đến thị lực.

Lúc chạy xe máy đường dài cũng không nên đeo kính áp tròng, vì khi chạy đường dài với tốc độ cao, sự đối lưu không khí tăng lên, sẽ khiến kính áp tròng loại mềm bị mất nước nhanh hơn, miếng kính bị khô sẽ trở nên cứng hơn, gây khó chịu cho mắt, qua 1 thời gian dài sẽ gây tổn thương giác mạc.

Eye Secret
BÌNH LUẬN
Danh mục blog
Bài viết mới

ĐỐI TÁC BÁN HÀNG