Hiện chưa có sản phẩm
TỔNG TIỀN: 0₫
Xem giỏ hàng Thanh toán

Thận trọng khi sử dụng kính áp tròng

Ngày: 21/08/2017 lúc 15:30PM

1. Những ai không nên đeo kính áp tròng?

- Người bị viêm giác mạc, các bệnh về mắt: Do lúc này mắt yếu, vi khuẩn trong không khí dễ xâm nhập vào mắt thông qua kính áp tròng


- Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi, dễ khô mắt, nên tốt nhất không nên đeo kính áp tròng. Nếu đeo kính thì bạn phải luôn chuẩn bị sẵn sàng Dung dịch nhỏ mắt “Eye Secret” để nhỏ mắt khi cảm thấy mắt khô.



- Người vừa mổ mắt: Bạn chỉ nên đeo kính áp tròng sau khi mổ mắt từ 1 năm trở lên, do lúc vừa mổ giác mạc còn yếu, chưa thể thích ứng với vật lạ đưa vào mắt như kính áp tròng.


    2. Khi nào không được đeo kính áp tròng:

    - Khi đi ngủ: Buổi tối trước khi đi ngủ nhớ tháo kính áp tròng ra rửa rồi ngâm qua đêm, ngày hôm sau mới được đeo lên lại bạn nhé. Bởi vì mắt cũng cần hô hấp, nhưng do không có mạch máu nên phải nhờ nước mắt để trao đổi oxy, nhưng nếu chúng ta nhắm mắt khi đeo kính áp tròng thì mắt không được tiếp xúc với không khí, sẽ dẫn đến tình trạng mắt thiếu oxy. Ngoài ra khi ngủ mắt chúng ta tiết nước mắt rất ít, mắt dễ bị khô. Cho nên tất cả các loại kính áp tròng hiện nay đều được khuyến nghị “Không nên mang kính ngủ qua đêm”.


    - Khi đang bị cảm: khi bị cảm sức đề kháng của chúng ta giảm sút, khả năng chống lại bệnh tật sẽ yếu đi, rất dễ bị các vi khuẩn trong môi trường bên ngoài tấn công, nên rất có khả năng mắt bạn sẽ bị viêm loét giác mạc do vi khuẩn xâm nhập


    - Khi đi bơi: Nước hồ bơi là môi trường chứa đầy vi khuẩn, đeo kính áp tròng khi đi bơi dễ khiến vi khuẩn trong hồ bám lên bề mặt miếng kính, xâm nhập vào cơ thể, ngoài ra khi ở dưới nước miếng kính cũng có nguy cơ rơi ra khỏi mắt. Do đó nếu phải bơi lặn trong nước thì không nên đeo kính áp tròng.



    - Trong quá trình đeo kính, bất cứ lúc nào mắt cảm thấy khó chịu, đều cần lập tức tháo kính ra. Nếu bạn ngâm rửa cẩn thận và đeo đúng bề thì kính áp tròng Eye Secret sẽ không gây ra bất kì cảm giác cộm hay ngứa gì.



    - Nếu bề mặt miếng kính xuất hiện bất kì vết trầy xước nào, tốt nhất không nên sử dụng tiếp, mà hãy thay miếng lens mới.



    - Nếu thấy miếng kính bị bám bụi hoặc có dị vật, cần phải rửa kỹ lại bằng dung dịch ngâm kính, rồi ngâm qua đêm để sát trùng rồi mới được đeo lên lại.



    - Nếu sau đó đeo lên vẫn cảm thấy khó chịu, thì không nên tiếp tục sử dụng miếng lens đó nữa, tốt nhất nên đến khám bác sĩ nhãn khoa, để xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời, tránh gây tổn thương giác mạc.

    3. Điều gì không nên làm khi đeo kính áp tròng:

    - Để móng tay / vật sắc nhọn chạm vào bề mặt kính áp tròng: Miếng kính rất mỏng manh, dễ bị trầy, có những vết trầy cực nhỏ mà mắt thường không thấy được, nhưng vẫn gây cộm, xót cho mắt người đeo. Do đó cần tránh những nhân tố dễ gây trầy xước bề mặt miếng kính như: để móng tay, vật cứng, nhọn (nhíp gắp đã mất miếng nhựa bọc) chạm vào miếng kính, không sử dụng lại miếng kính đã bị khô nước quá lâu, bị dị vật cạ vào trong lúc vệ sinh.

    - Dụi mắt: khi bị bụi bay vào mắt lúc đeo kính áp tròng, tuyệt đối không dụi mắt vì như vậy dễ làm rơi miếng kính ra, hoặc làm kính mắc kẹt vào mí mắt, thậm chí có thể làm trầy, rách miếng kính. Tốt nhất nên chớp mắt nhiều lần cho nước mắt chảy ra hoặc nhỏ nước nhỏ mắt Eye Secret để đẩy bụi bẩn trôi đi. Sau đó tháo kính ra, vệ sinh lại bằng dung dịch chuyên dụng rồi mới đeo lên lại.

    Kính áp tròng Eye Secret
    BÌNH LUẬN
    Danh mục blog
    Bài viết mới

    ĐỐI TÁC BÁN HÀNG